Chuyên đề 3: Cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh

Tác giả: CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG VÀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH Ngày đăng: 21/12/2024

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu ngày càng sâu rộng, cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia là yêu cầu tất yếu đối với các quốc gia, đặc biệt là các nền kinh tế đang phát triển. Điều đó càng được thể hiện rõ hơn tại các địa phương tại Việt Nam, khi mục tiêu thu hút đầu tư ngày càng được quan tâm chú trọng khi mà việc thu hút các nguồn lực đầu tư từ cả trong và ngoài nước, cũng đang đối diện với không ít thách thức, khó khăn.

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại Hội nghị đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI và Chỉ số xanh cấp tỉnh PGI

Môi trường đầu tư là yếu tố quyết định đến sự hấp dẫn và hiệu quả của các khoản đầu tư trong một địa phương. Một môi trường đầu tư thuận lợi không chỉ giúp thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư mà còn tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển lâu dài.

Thời gian qua Tình Thái Nguyên đã tăng cường công tác cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Công tác cải cách hành chính được tiến hành thường xuyên, liên tục, công tác hỗ trợ doanh nghiệp, thu hút đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp của các cấp chính quyền được triển khai đồng bộ, kịp thời. Việc tổ chức các Hội nghị gặp mặt đầu xuân, Hội nghị đối thoại giữa Lãnh đạo tỉnh với nhiều các đối tượng khác nhau như doanh nghiệp, thanh niên, phụ nữ cũng như các chuyên đề của các Sở, ngành, các huyện, thành phố để lắng nghe, tiếp thu và kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc của người dân, doanh nghiệp đã được triển khai sâu rộng qua đó góp phần tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, tạo điều kiện cho nhà đầu tư trong và ngoài nước tin tưởng, mạnh dạn, yên tâm đầu tư; trong công tác nâng cao chỉ số PCI của tỉnh, UBND tỉnh đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp cho các ngành triển khai thực hiện cải thiện và nâng cao Chỉ số PCI trong hệ thống chính quyền các cấp từ tỉnh đến các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố; kết quả đánh giá, xếp hạng Chỉ số PCI của tỉnh cũng đã có sự cải thiện tích cực: Năm 2023 Thái Nguyên xếp thứ hạng 23/63 tỉnh, thành trong cả nước với số điểm đạt được là: 67,48 điểm (tăng 1,38 điểm), tăng 2 bậc xếp hạng so với năm 2022 và nằm trong nhóm 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước.

Lãnh đạo thành phố Thái Nguyên đối thoại trực tiếp với cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Bên cạnh đó, với nhiều các giải pháp, nhiều nội dung như: công tác tuyên truyền về tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền tác giả theo đúng các quy định của nhà nước được triển khai thông tin trên nhiều nền tảng truyền thông nhằm bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư, nhất là trong các ngành công nghiệp sáng tạo và công nghệ cao; Cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện để đáp ứng các nhu cầu của nhà đầu tư giúp giảm chi phí sản xuất, tăng tính kết nối giữa các vùng miền và tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động; Chính sách ưu đãi đầu tư rõ ràng và hợp lý, nguồn nhân lực qua đào tạo với nhiều ngành nghề, đặc biệt có những có chế chính sách ưu đãi đặc thù tại tỉnh....Một số kết quả có thể kể đến như:

Công tác chuyển đổi số tại tỉnh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trên cả 3 trụ cột: Chính quyền số, Kinh tế số, Xã hội số. Cụ thể: 2 năm liên tiếp đứng vị trí thứ 08/63 tỉnh, thành phố trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số (DTI), là tỉnh được Trung ương chọn thí điểm triển khai Đề án 06 của Chính phủ; tỷ trọng giá trị gia tăng kinh tế số trong GRDP năm 2023 là 31,4% đứng thứ 3 toàn quốc. Trong năm 2023, Thái Nguyên được xếp thứ hạng cao tại các chỉ số: Chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) đứng thứ 2; Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) xếp thứ 2 và Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) xếp thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Theo Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử được đánh giá trên Cổng dịch vụ công quốc gia, tỉnh Thái Nguyên đạt 83,08/100 điểm, xếp thứ 03/63 tỉnh, thành phố.

Lĩnh vực quản lý đất đai, tài nguyên môi trường: Thực hiện các giải pháp, quy trình nhằm duy trì, rút ngắn thời gian cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp; hướng dẫn tổ chức, doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến trên cổng dịch vụ công của tỉnh, Quốc gia; thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính về đất đai trên cổng dịch vụ công quốc gia.

Lĩnh vực khoa học và công nghệ, hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo: Hỗ trợ cung cấp thông tin về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp giúp doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn cho 04 sản phẩm trong đó: 03 sản phẩm của Công ty Cổ phần Prime Phổ Yên; 01 sản phẩm của Công ty TNHH Khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo; tổ chức các hội nghị, hội thảo, lớp tập huấn về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp, HTX, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện Chương trình đảm bảo đo lường và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm...

Lĩnh vực đào tạo lao động: Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, người sử dụng lao động trên địa bàn rà soát, thực hiện đúng các chế độ, chính sách cho người lao động; tăng cường tổ chức các phiên giao dịch việc làm, đặc biệt các phiên giao dịch việc làm chuyên đề theo từng loại lao động, cụm doanh nghiệp để nhanh chóng kết nối việc làm cho người lao động; Tổ chức Tháng cao điểm kết nối cung - cầu lao động, với trên 40 hoạt động giáo dục nghề nghiệp, lao động - việc làm, kết nối cung - cầu lao động và sự tham gia của gần 200 lượt đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp với hơn 30.000 chỉ tiêu tuyển dụng lao động, tuyển sinh đào tạo nghề và giáo dục đại học thông qua hình thức cung cấp thông tin thị trường lao động, tuyển sinh, tuyển dụng trực tiếp tại các phiên, Ngày hội việc làm cấp huyện tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh và trực tuyến qua các điểm cầu tại các tỉnh khu vực phía Bắc tham gia với hơn 5.000 người lao động, học sinh, sinh viên trong và ngoài tỉnh tham gia các hoạt động tại Tháng cao điểm.

Lĩnh vực tài chính, tín dụng: Triển khai các giải pháp về cải cách thủ tục hành chính, rà soát, hướng dẫn thực hiện công khai, minh bạch ngân sách nhà nước; đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực tài chính ngân sách, trong đó thực hiện công khai minh bạch trong quản lý tài chính, NSNN; thực hiện đổi mới cơ chế, chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước, đổi mới cơ chế đầu tư vốn nhà nước theo quy định của pháp luật; Công khai, đăng tải trên trang thông tin điện tử và phương tiện thông tin đại chúng về các quy định của pháp luật, cơ chế chính sách, quyết định, kế hoạch, ngân sách, các thủ tục hành chính …

Lĩnh vực Giao thông vận tải: Đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Theo dõi, đôn đốc nhà thầu thực hiện các dự án trọng điểm, các dự án lớn     ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong giai đoạn 2021- 2025 như: Tuyến đường liên kết vùng kết nối các tỉnh Thái Nguyên - Bắc Giang - Vĩnh Phúc; Đường Vành đai V đoạn  qua khu vực tỉnh Thái Nguyên; Đường Vành đai I của tỉnh; Triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hàng năm và giai đoạn 2021-2025.

Lĩnh vực Công thương: Tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư kết nối: “Hội chợ triển lãm Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024”; tổ chức Chương trình “Tết sum vầy - Xuân chia sẻ”; cử đơn vị tham gia Khu gian hàng Đầu tư phát triển Công nghiệp Việt Nam tại Hội chợ VIETNAM EXPO 2024; liên kết với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch thành phố Hà Nội tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại năm 2024 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; xây dựng Kế hoạch tham gia gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm tiêu biểu tỉnh trong khuân khổ Hội báo toàn quốc năm 2024; kết nối giúp các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đăng ký tham gia Hội chợ tại Thủ đô Hà Nội. Hoạt động khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp: Tổng hợp danh sách đăng ký, xây dựng các đề án khuyến công địa phương năm 2024; khảo sát, xây dựng các đề án khuyến công địa phương đợt 1 năm 2024; xây dựng chương trình, đề án sản xuất tiêu dùng bền vững năm 2024; Khảo sát, xây dựng và trình thẩm định 13 đề án khuyến công địa phương đợt 2 năm 2024.

Công tác quản lý Cụm công nghiệp: Tính đến thời điểm hiện tại toàn tỉnh có 27/41 cụm công nghiệp có chủ đầu tư hạ tầng với tổng diện tích 1.090 ha; tổng vốn đăng ký đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đạt 10.217 tỷ đồng.

Lĩnh vực Tư pháp: Triển khai kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Chỉ đạo ngành Tư pháp đang tiến hành biên soạn, phát hành cuốn “Thông tin pháp luật và Doanh nghiệp” (02 số/năm; mỗi số 300 cuốn); phát hành trên 50 tin, bài trên chuyên mục Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp/Trang thông tin điện tử của sở nhằm thông tin những nội dung cơ bản về tình hình kinh tế xã hội, các văn bản chỉ đạo, điều hành, văn bản QPPL của trung ương và địa phương mới ban hành liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp; thực hiện rà soát, cập nhật kịp thời, đầy đủ văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh ban hành trên cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, phục vụ cho việc tra cứu, áp dụng văn bản của cơ quan, tổ chức doanh nghiệp và công dân được thuận tiện, nhanh chóng (đến nay đã được cập nhật trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật được 1.488 văn bản).

Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên tại buổi đối thoại với thanh niên

Lĩnh vực Y tế, Giáo dục: Thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo: Tổ chức triển khai thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo để cải thiện chỉ số “ Hợp tác nghiên cứu nhà trường - doanh nghiệp” với các nhiệm vụ giải pháp của Đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025". Ngành Giáo dục tỉnh đã tổ chức thành công Cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" cấp tỉnh năm học 2023-2024 với 315 dự án và 1.145 HS tham gia. Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh đã lựa chọn và tư vấn cho 02 dự án có chất lượng tốt nhất tham gia dự thi vòng thi chung kết toàn quốc do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh vinh dự được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen vì đã có đóng góp tích cực trong việc triển khai Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các cơ sở giáo dục; Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn tăng cường tổ chức các hoạt động sáng tạo, trải nghiệm khoa học cho học sinh nhằm củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng cho học sinh; Tăng cường các hoạt động hướng nghiệp qua các hình thức trải nghiệm, phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn tổ chức hướng nghiệp, phân luồng học sinh; Chỉ đạo các cơ sở giáo dục, các đơn vị trực thuộc tích cực phối hợp với các ngân hàng triển khai thanh toán học phí qua ngân hàng; tăng cường tuyên truyền vận động khuyến khích học sinh, học viên thực hiện thanh toán học phí qua ngân hàng;...

 

 

Bạn đang xem: Chuyên đề 3: Cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: