Thái Nguyên: Top đầu cả nước về chuyển đổi số
Tỉnh Thái Nguyên tăng 4 bậc, đứng thứ 8/63 tỉnh, thành phố về chuyển đổi số năm 2021. Định hướng Thái Nguyên trở thành trung tâm chuyển đổi số của khu vực trung du miền núi phía Bắc.
Bà Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên kiểm tra việc xây dựng đô thị thông minh tại thành phố Sông Công.
Trong chuyển đổi số, tỉnh Thái Nguyên xác định rõ: “Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, là động lực của chuyển đổi số. Người dân, doanh nghiệp cũng phải tham gia vào quá trình chuyển đổi số”.
Đẩy mạnh chính quyền số
Theo ông Đỗ Xuân Hòa, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, Thái Nguyên là một trong những địa phương tiên phong trong hoạt động chuyển đổi số thông qua việc ban hành Nghị quyết chuyên đề đầu tiên của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XX về chương trình chuyển đổi số và các kế hoạch về chuyển đổi số, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Để thúc đẩy xây dựng chính quyền số theo hướng đô thị thông minh, Thái Nguyên đã hoàn thành cung cấp 100% TTHC cấp độ 4 trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh, đã cấp 6.667 chữ ký số; tích hợp 1.036 dịch vụ công trực tuyến tỉnh Thái Nguyên lên Cổng Dịch vụ công quốc gia để phục vụ người dân, doanh nghiệp; 100% hội nghị được tổ chức dưới hình thức phòng họp không giấy tờ; 178/178 xã, phường, thị trấn được kết nối truyền hình trực tuyến với Trung ương qua mạng truyền số liệu chuyên dùng.
Với sự chỉ đạo quyết liệt, sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, Thái Nguyên đã trở thành một trong những tỉnh nằm trong top đầu của cả nước về chuyển đổi số.
Đến năm 2030 có trên 3.000 doanh nghiệp số
Ông Hoà cho biết thêm, Thái Nguyên đã và đang nỗ lực phát triển kinh tế số và xã hội số. Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2030 có trên 3.000 doanh nghiệp số, phấn đấu kinh tế số chiếm trên 30% GRDP của tỉnh; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%; phổ cập mạng di động 4G/5G; tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%; đặc biệt phấn đấu thuộc nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về an toàn, an ninh mạng.
Giờ ai đến Thái Nguyên, có thể hỏi bất kỳ một người dân nào ở thành phố hay huyện, đều có câu trả lời tích cực về ứng dụng nền tảng xã hội số “ThaiNguyen ID”và C-ThaiNguyen. Hiện nay, ứng dụng C-ThaiNguyen có gần 240.000 người cài đặt sử dụng; gần 70.000 người cài đặt ThaiNguyen ID.
Người dân, doanh nghiệp cùng tham gia chuyển đổi số
Thực hiện mục tiêu trên, tỉnh đã có những bước đi khá vững chắc. Đối với phát triển kinh tế số, tỉnh đã đẩy mạnh chuyển đổi số trong kết nối, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm chủ lực của tỉnh; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt; triển khai phần mềm quản lý nhà trường tại 100% cơ sở giáo dục; quản lý thông tin y tế đến 178 trạm y tế xã, phường, thị trấn;…có trên 167.000 hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh được tạo tài khoản với gần 1.800 sản phẩm nông nghiệp đã đưa lên 2 sàn thương mại điện tử Postmart, Vỏ sò; xúc tiến thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung Yên Bình.
7.314 doanh nghiệp thực hiện khai thuế điện tử; hóa đơn điện tử đạt 100%;….Tỉnh Thái nguyên, được đánh giá, là tỉnh phát triển được nhiều nhất các ứng dụng số.
Chuyển đổi số nhiều lĩnh vực
Đánh giá về quyết tâm chuyển đổi số, ông Trịnh Việt Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên khẳng định: Thái Nguyên là một trong những địa phương đầu tiên xây dựng và ban hành nghị quyết chuyên đề về Chương trình chuyển đổi số. Tỉnh đã lấy ngày 31/12 hằng năm là Ngày chuyển đổi số Thái Nguyên.
Hạ tầng chuyển đổi số được hoàn thiện và bảo đảm thông suốt 100% trên địa bàn tỉnh. Thái Nguyên phát huy vai trò làm điểm trong triển khai Đề án 06 của Chính phủ. Trên lĩnh vực kinh tế số, tổng doanh thu kinh tế số trên địa bàn tỉnh đến 15/9/2022 khoảng 18 tỷ USD.
Toàn tỉnh đã thành lập 2.255 Tổ công nghệ số cộng đồng, với 15.000 người tham gia, hoàn thành 100% cấp xã có Tổ công nghệ số cộng đồng. Các Tổ công nghệ số cộng đồng là lực lượng trực tiếp hỗ trợ triển khai nền tảng số, công nghệ số, hướng dẫn kỹ năng số cho người dân tại cơ sở.
Xây dựng hoàn thành ứng dụng Sổ tay đảng viên điện tử “make in Thái Nguyên” để nhân rộng ra cả nước; vận hành Trung tâm Điều hành đô thị thông minh (IOC) tỉnh và tại 3 thành phố trực thuộc; ứng dụng C-Thái Nguyên hiện đã có 236.100 lượt tải; 7.314 doanh nghiệp thực hiện khai thuế điện tử; hóa đơn điện tử đạt 100%;... Tỉnh Thái nguyên, được đánh giá, là tỉnh phát triển được nhiều nhất các ứng dụng số.
Đặc biệt đến nay, tỉnh đã triển khai mô hình Chợ 4.0 ở 12 chợ truyền thống trên địa bàn với 2.115 tiểu thương sử dụng và được người dân hưởng ứng tích cực. Đây là mô hình chợ thanh toán không dùng tiền mặt, nhằm tạo thói quen sử dụng và khả năng tiếp cận dịch vụ, xây dựng các “công dân số”. Dự kiến hết năm 2022 tỉnh có 80 chợ 4.0 thành lập.
Tỉnh Thái Nguyên xác định chuyển đổi số, tạo cơ hội bứt phá để “đi tắt, đón đầu” trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, xây dựng tỉnh Thái Nguyên thành một Trung tâm chuyển đổi số của khu vực và cả nước.
Tỉnh Thái Nguyên tăng 4 bậc, đứng thứ 8/63 tỉnh, thành phố về chuyển đổi số năm 2021. Định hướng Thái Nguyên trở thành trung tâm chuyển đổi số của khu vực trung du miền núi phía Bắc.
Bà Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên kiểm tra việc xây dựng đô thị thông minh tại thành phố Sông Công.
Trong chuyển đổi số, tỉnh Thái Nguyên xác định rõ: “Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, là động lực của chuyển đổi số. Người dân, doanh nghiệp cũng phải tham gia vào quá trình chuyển đổi số”.
Đẩy mạnh chính quyền số
Theo ông Đỗ Xuân Hòa, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, Thái Nguyên là một trong những địa phương tiên phong trong hoạt động chuyển đổi số thông qua việc ban hành Nghị quyết chuyên đề đầu tiên của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XX về chương trình chuyển đổi số và các kế hoạch về chuyển đổi số, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Để thúc đẩy xây dựng chính quyền số theo hướng đô thị thông minh, Thái Nguyên đã hoàn thành cung cấp 100% TTHC cấp độ 4 trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh, đã cấp 6.667 chữ ký số; tích hợp 1.036 dịch vụ công trực tuyến tỉnh Thái Nguyên lên Cổng Dịch vụ công quốc gia để phục vụ người dân, doanh nghiệp; 100% hội nghị được tổ chức dưới hình thức phòng họp không giấy tờ; 178/178 xã, phường, thị trấn được kết nối truyền hình trực tuyến với Trung ương qua mạng truyền số liệu chuyên dùng.
Với sự chỉ đạo quyết liệt, sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, Thái Nguyên đã trở thành một trong những tỉnh nằm trong top đầu của cả nước về chuyển đổi số.
Đến năm 2030 có trên 3.000 doanh nghiệp số
Ông Hoà cho biết thêm, Thái Nguyên đã và đang nỗ lực phát triển kinh tế số và xã hội số. Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2030 có trên 3.000 doanh nghiệp số, phấn đấu kinh tế số chiếm trên 30% GRDP của tỉnh; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%; phổ cập mạng di động 4G/5G; tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%; đặc biệt phấn đấu thuộc nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về an toàn, an ninh mạng.
Giờ ai đến Thái Nguyên, có thể hỏi bất kỳ một người dân nào ở thành phố hay huyện, đều có câu trả lời tích cực về ứng dụng nền tảng xã hội số “ThaiNguyen ID”và C-ThaiNguyen. Hiện nay, ứng dụng C-ThaiNguyen có gần 240.000 người cài đặt sử dụng; gần 70.000 người cài đặt ThaiNguyen ID.
Người dân, doanh nghiệp cùng tham gia chuyển đổi số
Thực hiện mục tiêu trên, tỉnh đã có những bước đi khá vững chắc. Đối với phát triển kinh tế số, tỉnh đã đẩy mạnh chuyển đổi số trong kết nối, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm chủ lực của tỉnh; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt; triển khai phần mềm quản lý nhà trường tại 100% cơ sở giáo dục; quản lý thông tin y tế đến 178 trạm y tế xã, phường, thị trấn;…có trên 167.000 hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh được tạo tài khoản với gần 1.800 sản phẩm nông nghiệp đã đưa lên 2 sàn thương mại điện tử Postmart, Vỏ sò; xúc tiến thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung Yên Bình.
7.314 doanh nghiệp thực hiện khai thuế điện tử; hóa đơn điện tử đạt 100%;….Tỉnh Thái nguyên, được đánh giá, là tỉnh phát triển được nhiều nhất các ứng dụng số.
Chuyển đổi số nhiều lĩnh vực
Đánh giá về quyết tâm chuyển đổi số, ông Trịnh Việt Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên khẳng định: Thái Nguyên là một trong những địa phương đầu tiên xây dựng và ban hành nghị quyết chuyên đề về Chương trình chuyển đổi số. Tỉnh đã lấy ngày 31/12 hằng năm là Ngày chuyển đổi số Thái Nguyên.
Hạ tầng chuyển đổi số được hoàn thiện và bảo đảm thông suốt 100% trên địa bàn tỉnh. Thái Nguyên phát huy vai trò làm điểm trong triển khai Đề án 06 của Chính phủ. Trên lĩnh vực kinh tế số, tổng doanh thu kinh tế số trên địa bàn tỉnh đến 15/9/2022 khoảng 18 tỷ USD.
Toàn tỉnh đã thành lập 2.255 Tổ công nghệ số cộng đồng, với 15.000 người tham gia, hoàn thành 100% cấp xã có Tổ công nghệ số cộng đồng. Các Tổ công nghệ số cộng đồng là lực lượng trực tiếp hỗ trợ triển khai nền tảng số, công nghệ số, hướng dẫn kỹ năng số cho người dân tại cơ sở.
Xây dựng hoàn thành ứng dụng Sổ tay đảng viên điện tử “make in Thái Nguyên” để nhân rộng ra cả nước; vận hành Trung tâm Điều hành đô thị thông minh (IOC) tỉnh và tại 3 thành phố trực thuộc; ứng dụng C-Thái Nguyên hiện đã có 236.100 lượt tải; 7.314 doanh nghiệp thực hiện khai thuế điện tử; hóa đơn điện tử đạt 100%;... Tỉnh Thái nguyên, được đánh giá, là tỉnh phát triển được nhiều nhất các ứng dụng số.
Đặc biệt đến nay, tỉnh đã triển khai mô hình Chợ 4.0 ở 12 chợ truyền thống trên địa bàn với 2.115 tiểu thương sử dụng và được người dân hưởng ứng tích cực. Đây là mô hình chợ thanh toán không dùng tiền mặt, nhằm tạo thói quen sử dụng và khả năng tiếp cận dịch vụ, xây dựng các “công dân số”. Dự kiến hết năm 2022 tỉnh có 80 chợ 4.0 thành lập.
Tỉnh Thái Nguyên xác định chuyển đổi số, tạo cơ hội bứt phá để “đi tắt, đón đầu” trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, xây dựng tỉnh Thái Nguyên thành một Trung tâm chuyển đổi số của khu vực và cả nước.
Tỉnh Thái Nguyên tăng 4 bậc, đứng thứ 8/63 tỉnh, thành phố về chuyển đổi số năm 2021. Định hướng Thái Nguyên trở thành trung tâm chuyển đổi số của khu vực trung du miền núi phía Bắc.
Bà Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên kiểm tra việc xây dựng đô thị thông minh tại thành phố Sông Công.
Trong chuyển đổi số, tỉnh Thái Nguyên xác định rõ: “Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, là động lực của chuyển đổi số. Người dân, doanh nghiệp cũng phải tham gia vào quá trình chuyển đổi số”.
Đẩy mạnh chính quyền số
Theo ông Đỗ Xuân Hòa, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, Thái Nguyên là một trong những địa phương tiên phong trong hoạt động chuyển đổi số thông qua việc ban hành Nghị quyết chuyên đề đầu tiên của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XX về chương trình chuyển đổi số và các kế hoạch về chuyển đổi số, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Để thúc đẩy xây dựng chính quyền số theo hướng đô thị thông minh, Thái Nguyên đã hoàn thành cung cấp 100% TTHC cấp độ 4 trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh, đã cấp 6.667 chữ ký số; tích hợp 1.036 dịch vụ công trực tuyến tỉnh Thái Nguyên lên Cổng Dịch vụ công quốc gia để phục vụ người dân, doanh nghiệp; 100% hội nghị được tổ chức dưới hình thức phòng họp không giấy tờ; 178/178 xã, phường, thị trấn được kết nối truyền hình trực tuyến với Trung ương qua mạng truyền số liệu chuyên dùng.
Với sự chỉ đạo quyết liệt, sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, Thái Nguyên đã trở thành một trong những tỉnh nằm trong top đầu của cả nước về chuyển đổi số.
Đến năm 2030 có trên 3.000 doanh nghiệp số
Ông Hoà cho biết thêm, Thái Nguyên đã và đang nỗ lực phát triển kinh tế số và xã hội số. Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2030 có trên 3.000 doanh nghiệp số, phấn đấu kinh tế số chiếm trên 30% GRDP của tỉnh; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%; phổ cập mạng di động 4G/5G; tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%; đặc biệt phấn đấu thuộc nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về an toàn, an ninh mạng.
Giờ ai đến Thái Nguyên, có thể hỏi bất kỳ một người dân nào ở thành phố hay huyện, đều có câu trả lời tích cực về ứng dụng nền tảng xã hội số “ThaiNguyen ID”và C-ThaiNguyen. Hiện nay, ứng dụng C-ThaiNguyen có gần 240.000 người cài đặt sử dụng; gần 70.000 người cài đặt ThaiNguyen ID.
Người dân, doanh nghiệp cùng tham gia chuyển đổi số
Thực hiện mục tiêu trên, tỉnh đã có những bước đi khá vững chắc. Đối với phát triển kinh tế số, tỉnh đã đẩy mạnh chuyển đổi số trong kết nối, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm chủ lực của tỉnh; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt; triển khai phần mềm quản lý nhà trường tại 100% cơ sở giáo dục; quản lý thông tin y tế đến 178 trạm y tế xã, phường, thị trấn;…có trên 167.000 hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh được tạo tài khoản với gần 1.800 sản phẩm nông nghiệp đã đưa lên 2 sàn thương mại điện tử Postmart, Vỏ sò; xúc tiến thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung Yên Bình.
7.314 doanh nghiệp thực hiện khai thuế điện tử; hóa đơn điện tử đạt 100%;….Tỉnh Thái nguyên, được đánh giá, là tỉnh phát triển được nhiều nhất các ứng dụng số.
Chuyển đổi số nhiều lĩnh vực
Đánh giá về quyết tâm chuyển đổi số, ông Trịnh Việt Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên khẳng định: Thái Nguyên là một trong những địa phương đầu tiên xây dựng và ban hành nghị quyết chuyên đề về Chương trình chuyển đổi số. Tỉnh đã lấy ngày 31/12 hằng năm là Ngày chuyển đổi số Thái Nguyên.
Hạ tầng chuyển đổi số được hoàn thiện và bảo đảm thông suốt 100% trên địa bàn tỉnh. Thái Nguyên phát huy vai trò làm điểm trong triển khai Đề án 06 của Chính phủ. Trên lĩnh vực kinh tế số, tổng doanh thu kinh tế số trên địa bàn tỉnh đến 15/9/2022 khoảng 18 tỷ USD.
Toàn tỉnh đã thành lập 2.255 Tổ công nghệ số cộng đồng, với 15.000 người tham gia, hoàn thành 100% cấp xã có Tổ công nghệ số cộng đồng. Các Tổ công nghệ số cộng đồng là lực lượng trực tiếp hỗ trợ triển khai nền tảng số, công nghệ số, hướng dẫn kỹ năng số cho người dân tại cơ sở.
Xây dựng hoàn thành ứng dụng Sổ tay đảng viên điện tử “make in Thái Nguyên” để nhân rộng ra cả nước; vận hành Trung tâm Điều hành đô thị thông minh (IOC) tỉnh và tại 3 thành phố trực thuộc; ứng dụng C-Thái Nguyên hiện đã có 236.100 lượt tải; 7.314 doanh nghiệp thực hiện khai thuế điện tử; hóa đơn điện tử đạt 100%;... Tỉnh Thái nguyên, được đánh giá, là tỉnh phát triển được nhiều nhất các ứng dụng số.
Đặc biệt đến nay, tỉnh đã triển khai mô hình Chợ 4.0 ở 12 chợ truyền thống trên địa bàn với 2.115 tiểu thương sử dụng và được người dân hưởng ứng tích cực. Đây là mô hình chợ thanh toán không dùng tiền mặt, nhằm tạo thói quen sử dụng và khả năng tiếp cận dịch vụ, xây dựng các “công dân số”. Dự kiến hết năm 2022 tỉnh có 80 chợ 4.0 thành lập.
Tỉnh Thái Nguyên xác định chuyển đổi số, tạo cơ hội bứt phá để “đi tắt, đón đầu” trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, xây dựng tỉnh Thái Nguyên thành một Trung tâm chuyển đổi số của khu vực và cả nước