CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DNNVV TIẾP CẬN NGUỒN VỐN VAY

Tác giả: CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG VÀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH Ngày đăng: 16/12/2022

Theo “Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2019” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến thời điểm 31/12/2018, cả nước có 714.755 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 9,2% so với năm 2017. Giai đoạn 2016-2018, số lượng doanh nghiệp mới tăng trưởng mạnh, trung bình mỗi năm có gần 123 nghìn doanh nghiệp gia nhập thị trường với số vốn đăng ký khoảng 1,2 triệu tỷ đồng, tăng 49,3% về số doanh nghiệp và 155,8% về số vốn đăng ký so với giai đoạn 03 năm trước đó.

Lực lượng DNNVV chiếm khoảng 98,1% tổng số doanh nghiệp trên cả nước, đóng góp khoảng 45% GDP, 31% vào tổng thu ngân sách nhà nước và thu hút hơn 5 triệu việc làm (Tổng cục Thống kê, 2018). DNNVV được xem như lực lượng sản xuất quan trọng của nền kinh tế, tạo ra của cải vật chất và công ăn việc làm cho xã hội. Sự phát triển của DNNVV cũng là nền tảng để hình thành những tập đoàn tư nhân của đất nước.

Với vai trò quan trọng nói trên, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ cho DNNVV phát triển sản xuất, kinh doanh, nhất là trong vấn đề tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Điển hình là: ngày 12/06/2017, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được ban hành nhằm tạo khuôn khổ pháp lý hỗ trợ hoạt động của DNNVV, tập trung vào 03 nhóm đối tượng chính là DNNVV chuyển đổi từ hộ kinh doanh, DNNVV khởi nghiệp sáng tạo và DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị với các hình thức hỗ trợ: (1) Hỗ trợ tiếp cận tín dụng; (2) Hỗ trợ thuế, kế toán; (3) Hỗ trợ mặt bằng sản xuất; (4) Hỗ trợ công nghệ, hỗ trợ cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung; (5) Hỗ trợ mở rộng thị trường; (6) Hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý; (7) Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực.

Ngày 16/05/2016, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, với mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động, đồng thời Chính phủ đã ban hành nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là đối tượng DNNVV, trong đó có những giải pháp hỗ trợ về tiếp cận tín dụng.

Tiếp đó, ngày 08/03/2018, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 34/2018/NĐ-CP về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV nhằm cấp bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV vay vốn tại các tổ chức cho vay theo quy định.

Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã yêu cầu các tổ chức tín dụng đa dạng hóa các chương trình sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đơn giản hóa thủ tục vay vốn, chuẩn hóa quy trình thu thập khai thác thông tin khách hàng để qua đó nâng cao hiệu quả thẩm định, đánh giá tín nhiệm và tăng cường cho vay không có tài sản đảm bảo, triển khai các chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn của DNNVV trong quan hệ tín dụng với ngân hàng. Hưởng ứng chủ trương Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng trong nước cũng đã rà soát lại quy trình sản phẩm, đồng thời ban hành nhiều chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn, trung dài hạn trên quy mô lớn hướng đến đối tượng là các DNNVV.

Bạn đang xem: CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DNNVV TIẾP CẬN NGUỒN VỐN VAY
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: