THÁI NGUYÊN: CHUẨN BỊ CÔNG BỐ CHỈ SỐ DDCI NĂM 2022
Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh sở, ban, ngành cấp tỉnh và địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (sau đây gọi tắt là DDCI), là chỉ số tổng hợp sử dụng để khảo sát mức độ hài lòng của Doanh nghiệp, Hợp tác xã (sau đây gọi chung là Doanh nghiệp) đối với hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
Phiếu khảo sát DDCI: Tải về
Chỉ số thành phần DDCI năm 2022 bao gồm 8 chỉ số (từ 1 đến 8) đối với sở, ban, ngành và 9 chỉ số đối với các địa phương (từ 1 đến 9), cụ thể:
(1) Tính minh bạch và tiếp cận thông tin, (2) Chi phí thời gian, (3) Chi phí không chính thức, (4) Cạnh tranh bình đẳng, (5) Hỗ trợ doanh nghiệp, (6) Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự, (7) Vai trò người đứng đầu, (8) Mức độ chuyển đổi số, (9) Tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh.
Đối tượng được đánh giá năm 2022
- Nhóm 1: Các sở, ban, ngành, bao gồm 23 đơn vị: Sở Nông nghiệp và Phát triến nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Cục Thuế tỉnh, Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên, Thanh tra tỉnh, Công an tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp Thái Nguyên, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, Bảo hiểm Xã hội tỉnh, Cục Quản lý thị trường Thái Nguyên, Chi cục Hải quan Thái Nguyên.
- Nhóm 2: gồm UBND các huyện, thành phố: Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương, Thái Nguyên, Sông Công và Phổ Yên.
Phạm vi, quy mô khảo sát, điều tra
Số lượng tham gia khảo sát 1.500 đơn vị bao gồm các doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
+ Khoảng 500 doanh nghiệp đánh giá khối địa phương (Mỗi doanh nghiệp chỉ đánh giá 01 địa phương nơi đặt trụ sở chính hoặc địa phương nơi doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn khảo sát).
+ Khoảng 1.000 doanh nghiệp đánh giá khối sở, ban, ngành.
Cách thức khảo sát.
Tổng số phiếu khảo sát được phát ra là 1.500 phiếu, tổng số phiếu khảo sát thu về là 1.343 phiếu trong đó:
+ Tổng số phiếu khảo sát trả lời đối với nhóm 01: Các Sở, ban, ngành là 889 phiếu khảo sát,
+ Tổng số phiếu khảo sát trả lời đối với nhóm 02: UBND các huyện, thành phố, thị xã là 454 phiếu khảo sát.
Thực hiện khảo sát bằng hai hình thức gồm:
- Khảo sát phỏng vấn trực tiếp (25% tổng sổ phiếu phát ra):
+ Tổng số phiếu khảo sát trả lời đối với nhóm 01: Các Sở, ban, ngành là 222 phiếu khảo sát,
+ Tổng số phiếu khảo sát trả lời đối với nhóm 02: UBND các huyện, thành phố, thị xã là 113 phiếu khảo sát.
- Khảo sát bằng thư tín, khảo sát qua điện thoại, trực tuyến (75% tổng sổ phiếu phát ra):
+ Tổng số phiếu khảo sát trả lời đối với nhóm 01: Các Sở, ban, ngành là 667 phiếu khảo sát,
+ Tổng số phiếu khảo sát trả lời đối với nhóm 02: UBND các huyện, thành phố, thị xã là 341 phiếu khảo sát.