THÁI NGUYÊN CÓ THỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VĂN HOÁ?

Tác giả: CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG VÀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH Ngày đăng: 20/02/2023

Thuật ngữ Công nghiệp văn hóa (CNVH) được sử dụng cho các ngành công nghiệp kết hợp sự sáng tạo, sản xuất và thương mại hóa các nội dung sáng tạo. Các ngành CNVH thể hiện rõ xu thế kinh tế và văn hóa thấm sâu vào nhau, là kết hợp của các yếu tố chính: sáng tạo, cơ sở hạ tầng và công nghệ sản xuất hiện đại, từ đó có thể sản sinh ra các sản phẩm văn hóa đem lại lợi ích kinh tế. Trên thực tế thì Thái Nguyên cũng như nhiều địa phương hình thành CNVH hoặc tiền CNVH từ lâu… Còn việc nắm bắt lợi thế về chính sách hiện nay như thế nào lại là việc khác…

        Phát triển CNVH có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế,xã hội,do vậy,phát triển lĩnh vực này trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.Ngày 06 tháng 05 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ký Quyết định Phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020, trong đó có đề cập đến chủ trương “Phát triển nhanh chóng CNVH, gợi mở cho nhiều chính sách văn hóa quan trọng.Ngày 08 tháng 09 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ký Quyết định Phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, chính thức xác nhận các ngành CNVH trên bản đồ kinh tế Việt Nam. Hiện nay,CNVH được Chính phủ Việt Nam xác định bao gồm 12 lĩnh vực:Quảng cáo;Kiến trúc;Phần mềm và các trò chơi giải trí;Thủ công mỹ nghệ;Thiết kế;Điện ảnh;Xuất bản;Thời trang;Nghệ thuật biểu diễn;Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm;Truyền hình và phát thanh;Du lịch văn hóa .Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ 3 họp cuối năm 2021,sau khi phân tích thực tế,đã đề ra mục tiêu đến năm 2030, doanh thu từ 12 ngành thuộc CNVH  đạt 7% GDP. Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ 3 với 2 văn bản Chiến lược Phát triển các ngành CNVH đã được thông qua, văn hóa ngoài là 1 trong 3 trụ cột, được xác định là ngành kinh tế.Người viết bài này xin viện dẫn vài con số:Sản phẩm CNVH cũng có thể đem lại doanh thu kếch sù như bộ phim Bố Già vừa giành Bông sen bạc tại LHP Việt năm 2021,doanh thu hơn 600 tỷ VND. Theo thống kê của Ngân hàng thế giới công bố năm 2019 tỉ lệ đóng góp doanh thu của ngành CNVH toàn cầu (bao gồm cả lĩnh vực du lịch văn hóa) là xấp xỉ 4,04%, đem lại tỷ trọng việc làm 2,21% cho tổng số lao động.Lao động ngành CNVH và sáng tạo có thu nhập cao gấp 2,44 lần so với mặt bằng chung.

          Đảng và Nhà nước ta xác định CNVH là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của kinh tế tri thức, góp phần quảng bá, bảo vệ, phát triển bản sắc dân tộc, đồng thời đang có chủ trương đẩy mạnh phát triển CNVH. Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ 3 một lần nữa cho thấy mức độ quan tâm ngày càng tăng vào lĩnh vực này, một ngành có thể giúp khai phá tiềm năng tri thức mạnh mẽ đầy bản sắc của dân tộc ta.

         Trở lại câu chuyện Thái Nguyên có thể phát triển CNVH mạnh mẽ,căn bản được không?Nếu xét về lợi thế hiện nay thì không nhiều nhưng nếu có một chiến lược đúng,dài hơi,có đầu tư của ngân sách Nhà nước,khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân cùng đầu tư thì cũng có thể phát triển tốt.

          Bây giờ xin giành đôi dòng điểm lại: CNVH được chính phủ xác định gồm 12 lĩnh vực. Lĩnh vực quảng cáo Thái Nguyên đã có nhưng chưa mạnh.Hoạt động quảng còn tự phát, nhỏ,lẻ,manh mún.Quảng cáo trên nền tảng số, truyền hình,báo chí,quảng cáo tấm lớn,ngoài trời… còn rất ít.Theo ông Nguyễn Trường Sơn,Chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam (VAA) thì Thái Nguyên chưa có tên tuổ trong làng quảng cáo,kể cả việc đem so với vị thế của một đô thịnhuw TP Thái Nguyên. Chưa hình thành tổ chức Hội nghề nghiệp là một hạn chế làm cho doanh nghiệp làm quảng cáo ít,đơn độc; Thái Nguyên cũng dường như chưa coi lĩnh vực này là một ngành công nghiệp! Về Kiến trúc và thiết kế: Rất may kiến trúc và thiết kế đã hình thành một các có tổ chức.Hàng chục đơn vị đã tham gia hoạt động trong lĩnh vực này.Theo KTS,Chủ tịch Hội KTS tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Văn Cường thì để đáp ứng nhu cầu phát triển hiện nay,lĩnh vực kiến trúc phải được quan tâm và đầu tư.Lĩnh vực kiến trúc là một chuyên ngành họ sẽ tạo dựng những đô thị mang trong mình cả ký ức,đương đại và tương lai. Về Quản lý Nhà nước,chắc chắn mỗi thành phố phải có Văn phòng KTS trưởng để điều hoà chung cũng như cơ sở pháp lý cho kiến trúc phải đầy đủ và hoàn thiện. Không thể có những đô thi hiện đại,đậm đà bản sắc nếu kiến trúc chưa có tầm. Về sản xuất phần mềm và các trò chơi giải trí, Thài Nguyên hoàn toàn có thể thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài. Hiện tại còn chưa có nhưng là tương lai gần.Thủ công Mỹ nghệ là một hoạt động sản xuất hàng hoá có tính truyền thống và đặc thù.Thái Nguyên hoàn toàn có thể khôi phục và làm mới, từ nguyên liệu sẵn có như từ cây cọ,cây chè,tre gỗ để có sản phẩm thủ công mỹ nghệ.Điên ảnh và xuất bản là 2 lĩnh vực đòi hỏi  nhiều mặt.Thái Nguyên chưa dám nghĩ nhiều về các lĩnh vực nay. Tuy vậy cũng cần nêu rõ:Trong những năm 2010,Đài PTTH Thái Nguyên liên tiếp sản xuất các phim truyện: Dưới cờ phục quốc (4 tập),Tể tướng Lưu Nhân Chú (5 tập),Lửa thiêng Tràng Xá (4 tập) và có chất lượng tốt ,nhiều nơi sử dụng và quảng bá các phim này.Có nghĩa rằng Thái Nguyên đã có tiền đề về Công nghiệp điện ảnh.Đầu tư cho công nghiệp điện ảnh là công phu và dài hơi.Bắt đầu từ con người là những biên kịch,đạo diễn,diễn viên và kỹ thuật chuyên sâu.Nếu khuyến khích tư nhân,doanh nghiệp xây dựng các phòng chiếu phim,rạp chiếu phim quy mô nhỏ,chuyên sâu loại hình; đầu tư xây dựng các phim trường nhiều công năng và đầu tư sản xuất phim,dịch vụ cho ngành công nghiệp điện ảnh thì khả năng phát triển là cao…Triển lãm là lĩnh vực Thái Nguyên hầu như chưa có,chưa đầu tư.Chí ít tỉnh cũng cần có một Trung tâm triển lãm kết hợp hội chợ quy mô vài chục hec ta ở cấp tỉnh;quy mô nhỏ hơn ở cấp các thành phố vệ tinh. Có như vậy,lĩnh vực này mới trở thành ngành công nghiệp thực sự…Thời trang và Du lịch văn hoá đã phát triển khá tốt,chừng mực nào đó đã song hành được với đòi hỏi của cuộc sống. Theo Chủ tịch HHDL Đỗ Trọng Hiệp thì phải có sự chỉ đạo chung,thường xuyên của tỉnh.Các doanh nghiệp làm du lịch nhỏ, lẻ,không được khâu nối khó tạo ra những đột phá,khó tạo ra chuỗi các dịch vụ để hoạt động như một ngành công nghiệp thực sự và hiệu quả…

        Văn hoá là một trụ cột của một quốc gia,địa phương.Văn hoá lại được hoạt động công nghiệp,kinh tế.Đây là điều kiện quan trọng cho phát triển.Công nghiệp văn hoá ngày nay không còn chỉ là việc của ngành văn hoá mà của tất cả các ngành kinh tế tổng hợp,của Đảng, chính quyền và doanh nghiệp.

         Nếu tư duy như vậy thì Thái Nguyên hoàn toàn có thể phát triển CNVH bởi thực tế cho thấy điều kiện cần và đủ đã có./.

Hữu Minh

Bạn đang xem: THÁI NGUYÊN CÓ THỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VĂN HOÁ?
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: