THÁI NGUYÊN: ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHỈ SỐ PCI NĂM 2021
Trong những năm qua, với nỗ lực của các ngành, các cấp, sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên, môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh Thái Nguyên đã không ngừng được cải thiện, vai trò, vị thế của Thái Nguyên ngày một nâng cao. Điểm số PCI của tỉnh Thái Nguyên đều tăng qua các năm, thứ tự xếp hạng PCI những năm gần đây đã đứng trong tốp 20 tỉnh cao nhất cả nước. Để tiếp tục cải thiện hơn nữa chỉ số PCI qua từng năm, mới đây, Hội nghị Ban Chỉ đạo PCI tỉnh Thái Nguyên do đồng chí Lê Quang Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo chủ trì đã tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ cải thiện chỉ số PCI tỉnh Thái Nguyên năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021.
Tỉnh Thái Nguyên đã hiệu quả trong giải quyết các thủ tục hành chính và triển khai nhiều chương trình hỗ trợ đồng hành đặc biệt cùng các doanh nghiệp vào thời điểm dịch bệnh COVID-19 bùng phát
Trong năm 2020, các cơ quan của tỉnh đã tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; đẩy mạnh công khai minh bạch và cải cách thủ tục hành chính; đơn giản hóa, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) và giảm chi phí hành chính; tiếp tục duy trì thời gian không quá 02 ngày giải quyết hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, không quá 24 ngày đối với quyết định chủ trương đầu tư cấp tỉnh. Toàn bộ các quy hoạch của các ngành, địa phương được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, trang thông tin của các sở, ban, ngành, địa phương. Việc công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ được thực hiện đầy đủ, đúng quy định.
Bên cạnh đó, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp duy trì và nâng cao các chỉ số đạt điểm cao như: Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC; nâng cao tỷ lệ áp dụng công nghệ thông tin, dịch vụ công cấp độ 4 trong việc cấp đăng ký kinh doanh; rút ngắn hơn nữa thời gian giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp; rà soát, cắt giảm TTHC trong việc chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài ngân sách; rà soát thủ tục liên quan đến đầu tư sử dụng vốn ngân sách; tiếp tục đổi mới phương thức đối thoại của lãnh đạo cấp tỉnh với doanh nghiệp, giải quyết đề nghị của doanh nghiệp một cách trực tiếp theo thẩm quyền của từng sở, ngành giảm bớt việc lấy ý kiến của nhiều cơ quan cho một vấn đề đã rõ về thẩm quyền; tổ chức đối thoại trực tiếp với cộng đồng doanh nghiệp, tiếp thu và giải quyết kịp thời các kiến nghị, đề xuất... Tất cả đều được ghi nhận tại hội nghị.
Đặc biệt, các đại biểu đều đánh giá cao sự vào cuộc đồng bộ của chính quyền tỉnh cũng như các sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân trong việc cải cách thủ tục hành chính; tăng cường đối thoại với doanh nghiệp để đồng hành, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; triển khai nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt vào thời điểm dịch bệnh COVID-19 bùng phát.
Ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên đánh giá: “Đối với cộng đồng doanh nghiệp môi trường sản xuất kinh doanh là cực kỳ quan trọng. Cộng đồng doanh nghiệp chúng tôi đánh giá môi trường này tốt thì doanh nghiệp đã được gieo mầm tốt, lúc đó sẽ sinh ra nhiều trái thơm, quả ngọt, đóng góp rất nhiều cho sự phát triển xã hội, an sinh xã hội. Chúng tôi đặc biệt quan tâm từ nghị quyết đến chỉ thị 19. Đặc biệt chỉ thị 19, nếu không có nó thì chỉ số PCI của tỉnh không thể từ 57 xuống thứ 7. Tăng 50 bậc đó là sự đột phá mà Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đánh giá đây là sự đột phá khó tin. Sau chỉ thị 19, tỉnh tiếp tục nâng cấp lên thành Nghị quyết 09. Chúng tôi đánh giá rất là cao”.
Bên cạnh những kết quả đạt được, một số ý kiến tại hội nghị cho thấy môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh vẫn còn bộc lộ một số hạn chế cần sớm có những giải pháp khắc phục, đặc biệt trong vấn đề liên quan đến giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch cho doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh - đây cũng chính là điểm số thành phần duy nhất Thái Nguyên năm 2019 bị hạ điểm so với năm trước.
Ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên tiếp tục cho rằng: “Riêng chỉ số đợt này đúng là thấp. Điểm nghẽn hiện nay chính là vấn đề đất đai. Để giải quyết được điểm này thì không chỉ Sở Tài Nguyên và Môi trường mà cả hệ thống chính trị thì phải cải thiện vấn đề này. Cả dự án của chúng tôi nữa. Chúng tôi nghĩ nên duy trì hình thức đối thoại để doanh nghiệp và chính quyền và các đơn vị liên quan cùng tháo gỡ khó khăn”.
Ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn An Khánh cho biết: “Chúng tôi đề nghị với tỉnh kiên quyết hơn nữa trong việc thu hồi các dự án chậm tiến độ. Ví dụ như dự án của chúng tôi mà sau 30 ngày không khởi công thì tôi đề nghị tịch thu lại”
Ông Dương Văn Hưng, Chủ tịch UBND huyện Phú Bình chia sẻ quan điểm: “Tại thị trấn Hương Sơn, 1 gia đình người ta có 3,4,5 thổ đất, có một thổ đất nằm trong dự án cần giải phóng mặt bằng. Để giải phóng mặt bằng thì cực kỳ khó khăn. Giải pháp tốt nhất là vận đồng tuyên truyền, chúng tôi huy động hết cán bộ cơ sở như trưởng xóm, lãnh đạo xã xuống thuyết phục họ nhận tiền đền bù chứ không chỉ nói là đơn thuần cưỡng chế được”.
Ông Nguyễn Thanh Tuấn, Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường cho biết: “Có làm được hay không thì phải nói là đồng chí Chủ tịch UBND cấp huyện và phải có sự hợp tác của chủ đầu tư, của doanh nghiệp và người dân nữa. Còn về cải cách hành chính chúng tôi đã rút ngắn tối đa xuống còn ít nhất 20% từ giao đất, thu hồi đất”.
Tỉnh đang tiếp tục cải thiện thứ bậc xếp hạng về chỉ số PCI để thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Lê Quang Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo PCI tỉnh Thái Nguyên yêu cầu: “Đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu và làm tốt các nội dung sau. Đề nghị các đồng chí được phân công trong việc tham mưu cho tỉnh cũng như đóng góp nội dung công việc để cải thiện các chỉ số. Các chỉ số cao thì phải không được chủ quan mà tiếp tục giữ vững, phấn đấu nâng cao chỉ số còn thấp. Thứ 2 là thực hiện nghiêm các kế hoạch mà Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành như kế hoạch số 45,74. Thứ 3, đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối sớm tham mưu để UBND tỉnh sớm ban hành bộ chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của các sở, ngành và địa phương. 3 nội dung tỉnh cam kết với nhà đầu tư về đất đai thì giao cho sở Môi trường tiếp tục nhắc nhở việc thực hiện cam kết về bồi thường giải phóng mặt bằng của các nhà đầu tư”.
Có thể nói, chỉ số PCI được các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài xem là một trong những căn cứ quan trọng để xem xét lựa chọn đầu tư tại địa phương. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, và sự vào cuộc của các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị; những năm gần đây, tỉnh Thái Nguyên đã cải thiện rõ nét về môi trường hành chính công: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2019 xếp thứ 12/63 tỉnh, thành phố trong cả nước; chỉ số cải cách hành chính (Par Index) xếp thứ 14/63 tỉnh, thành phố trong cả nước; chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) đạt 86,26%.
Tuy nhiên, để tiếp tục cải thiện thứ bậc xếp hạng về chỉ số PCI, đòi hỏi các cấp, các sở ngành cần cải thiện hơn nữa trong vấn đề giải quyết thủ tục hành chính, kịp thời tham mưu cho tỉnh ban hành các chính sách phù hợp để khuyến khích, hỗ trợ nhà đầu tư có dự án tốt, hiệu quả, thân thiện môi trường để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững./.
Nguồn: https://pcivietnam.vn/tin-tuc-su-kien/thai-nguyen-day-manh-thuc-hien-cac-giai-phap-cai-thien-chi-so-
Bình luận (2 bình luận)
unloday
03/06/2022Viagra Foto Pillola Wmlgko https://newfasttadalafil.com/ - cheap cialis no prescription Cialis Richtig Anwenden Dzxozo Prix Du Kamagra Cialis Cialis Kaufen Erfahrungsbericht https://newfasttadalafil.com/ - Cialis Generic Hydrochlorothiazide Can I Purchase Without A Script
Stivafe
18/11/2022Case C 193 83, Windsurfing Int l Inc buy cialis 5mg