THĂM VÙNG CHÈ THÁI NGUYÊN, NHÀ BÁO QUỐC TẾ NÓI GÌ?

Tác giả: CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG VÀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH Ngày đăng: 29/01/2023

Lần ấy, Hội Nhà báo Việt Nam chúng tôi được đón đoàn gồm 7 nhà báo Quốc tế làm việc tại trụ sở Liên hợp quốc tại Giơ-ne-vơ Thụy Sỹ tới thăm và làm việc.Tôi đề xuất và đưa đoàn thăm một trong những vùng sản xuất chè lớn của Việt Nam vì nơi ấy chất lượng, thương hiệu đã được khẳng định…

Tỉnh Thái Nguyên cũng đã xác định chè là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế, làm giàu.Đoàn phấn khởi lắm, chúng tôi đi Tân Cương, La Bằng, Song Linh…cũng như tham quan dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp chè Hoàng Bình. Đoàn đến chào xã giao UBND tỉnh và nghe lãnh đạo UBND tỉnh giới thiệu về tỉnh nói chung và ngành chè nói riêng. Theo đó: Trong bối cảnh nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với các sản phẩm chè Thái Nguyên ngày càng tăng cao bởi các đặc tính “Bản sắc địa phương”, “Tự nhiên”, “Lành mạnh” và “Đáng tin cậy”. Tỉnh coi việc giúp nâng cao thu nhập cho những hộ nông dân sản xuất nhỏ, hợp tác xã,… được xem là khởi nguồn thiết lập các chuỗi cung ứng nhằm đẩy mạnh tăng trưởng bền vững ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân nông thôn, góp phần phát triển kinh tế, xã hội. Trong giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Thái Nguyên xác định chè là 1 trong 6 sản phẩm nông nghiệp chủ lực, là thế mạnh đặc biệt của tỉnh.

 

 

 


Jean-Edouard Rigaud-phóng viên thường trú tại Liên hiệp quốc sản xuất tin cho Hãng thông tấn Haiti, Đài Fokus và báo Haiti Observateur tại New York cho rằng:

- Chè Thái Nguyên của Việt Nam, tự thân nó đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng trong nước và nước ngoài. Tiếc là trong những năm gần đây hoạt động của chuỗi cung ứng mặt hàng chè Thái Nguyên vẫn còn bất cập từ khâu cung cấp cho đến khâu tiêu thụ. Các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc… ngày càng đòi hỏi ở mức độ cao hơn nhưng khả năng cạnh tranh mặt hàng chè Thái Nguyên trên thị trường thế giới còn yếu.

 

 

 

 

     Jean Musy, Chủ tịch Liên đoàn báo chí nước ngoài tại Thụy Sỹ và Liechténtein (APES) thì cho rằng:

- Phát triển thương hiệu chính là một trong những việc đang dần trở thành một phương thức thương mại phổ biến trên toàn cầu, dần thay thế cho các phương thức thương mại truyền thống…Vậy nhưng chỉ khi đến Thái Nguyên mới được tiếp cận đến lĩnh vực trà. Cho nên chính quyền Thái Nguyên cần có chiến lược duy trì và tăng cường truyền thông tính xác thực và đa dạng của sản phẩm chè và trà; Mang lại lợi ích và tác động tích cực trên các góc độ kinh tế, xã hội và môi trường,…

 

 

       Phóng viên tờ báo Espresso de Lisbonne của Bồ Đào Nha và báo Correio do Brasil có tên là Rui Pereira Martins góp ý

- Nhìn tổng thể thì Thái Nguyên là đất của chè. Tuy nhiên,thổ nhưỡng,khí hậu các tiểu vùng cộng với tập quán canh tác của mỗi vùng có khác biệt dẫn đến giá trị sản phẩm cũng khác biệt. Chính quyền không nên trông chờ quá nhiều vào sự liên kết giữa người trồng, chế biến chè là các hộ nông dân với nhau mà cần có sự can thiệp và chỉ huy của chính quyền. Trước đó chỉ dẫn địa lý của nguyên liệu cầ phải nghiêm cẩn. Mặt hàng trà Thái Nguyên không thể có được đẳng cấp chất lượng toàn cầu, nâng tầm giá trị xuất khẩu nếu có sự nhập nhèm về địa chỉ nguyên liệu. Mong rằng, chế biến Chè tại Tân Cương không thể từ lá chè tươi hái từ Định Hóa hay Phú Thọ rồi cùng chung thương hiệu trà Tân Cương điều này nguy hiểm lắm… Cũng cần khuyến khích các doanh nghiệp chế biến gặp gỡ, trao đổi thông tin, tăng cường kết nối giữa các doanh nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp ký kết hợp đồng với các hộ trồng chè về cung cấp số lượng chè, vừa đảm bảo lợi ích cho người trồng chè, tăng hiệu quả cho doanh nghiệp,vừa bảo đảm nguyên liệu chuẩn. Qua khảo sát thực tế, tại cơ sở sản xuất, chế biến chè Phóng viên Pierre-Michel Virot của Tổ chức y tế Thế giới WTO chia sẻ rằng:

- Đến Thái Nguyên, đất chè nhưng lại không được uống trà vì chúng tôi sống ở châu Âu và châu Mỹ không có thói quen uống trà xanh. Không thể trách cho tập quán tiêu dùng, thói quen thưởng thức mà cần nghĩ đến sự đa dạng trong chế biến. Thái Nguyên mất thị trường ở vài châu lục, hạn chế việc mở rộng quy mô thị trường trong nước và quốc tế.

         Jean Bois Emmanuel Engelson,phóng viên Hãng thông tin và nghiên cứu Palurality Thụy Sỹ có ý kiến góp ý như sau:

- Tại vùng chè đặc sản Tân Cương, chúng tôi thấy đã hình thành một số điểm du lịch nhưng còn chưa hấp dẫn do thiếu quy hoạch, đầu tư. Người ta nói: Thế giới từng có 4 nền văn hoá trà là Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản và Hàn Quốc. Với Việt Nam thì Thái Nguyên nên giành lấy vị trí trung tâm. Nếu vậy thì còn thiếu nhiều: Chè trồng manh mún và phân tán, rất khó tìm một khoảnh chè mẫu lớn,với công nghệ chăm sóc và thu hái công nghiệp hiện đại. Cũng rất khó tìm một nơi mà ở đó trưng bày các loại trà và sản phẩm có xuất xứ từ nguyên liệu chè xanh và cả các khu vực thưởng trà nữa. Hãy thăm vùng chè JeJu của Hàn Quốc thì thấy ngay nguồn thu lớn nhất lại là du lịch và các sản phẩm từ chè mà không phải đồ uống.

        Nữ nhà báo Renske Theodora của Hà Lan cho rằng:

- Theo ngài lãnh đạo tỉnh thì khó khăn lớn nhất trong thu hút đầu tư vào vùng chè là tích tụ đất đai. Tỉnh đang có các giải pháp phù hợp để tháo gỡ khó khăn này. Hiện nay, Thái Nguyên là vùng chè trọng điểm của cả nước với hơn 19.100 ha, trong đó có hơn 17.000 ha chè kinh doanh, năng suất đạt 110,97 tạ/ha, sản lượng đạt hơn 190 nghìn tấn. Tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chính sách hỗ trợ, đầu tư toàn diện cho phát triển cho ngành chè…

Sau chuyến thăm, đoàn nhà báo chúng tôi sẽ viết báo,về những cảm nhận của từng cây viết với chè Thái Nguyên./.

 

Bạn đang xem: THĂM VÙNG CHÈ THÁI NGUYÊN, NHÀ BÁO QUỐC TẾ NÓI GÌ?
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: