Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050: Nhiệm vụ quan trọng tạo động lực cho phát triển của tỉnh.

Tác giả: CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG VÀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH Ngày đăng: 01/05/2021

Ngày 20/5/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 664/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng, là căn cứ để Thái Nguyên phát triển đúng định hướng, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, việc xây dựng Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu: Định hướng phát triển, sắp xếp không gian và phân bố nguồn lực cho các hoạt động kinh tế - xã hội hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trên cả 3 trụ cột: Kinh tế, xã hội và môi trường; phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế; đảm bảo tính liên kết, đồng bộ, khai thác và sử dụng hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng hiện có giữa các ngành và các vùng liên huyện, các địa phương trên địa bàn tỉnh; ứng dụng công nghệ hiện đại, số hóa, thông tin, cơ sở dữ liệu trong quá trình lập Quy hoạch; đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật và phù hợp với yêu cầu phát triển, hội nhập quốc tế và liên kết vùng.

Để triển khai quyết định của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã kiện toàn Ban Chỉ đạo lập Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đồng thời xây dựng kế hoạch, thực hiện các bước: Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên (cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo) đã tiến hành khảo sát và làm việc với một số đơn vị tư vấn quy hoạch uy tín trong và ngoài nước, trao đổi với các cơ quan chuyên môn Trung ương để xin ý kiến về phương án lựa chọn các đơn vị tư vấn. Với quan điểm vừa phát huy những kinh nghiệm và hiểu biết thực tại, vừa tận dụng những kiến thức quy hoạch hiện đại và xu hướng phát triển của thế giới, Ban Chỉ đạo lập quy hoạch tỉnh đã thống nhất lựa chọn phương án thuê đơn vị tư vấn nước ngoài kết hợp với đơn vị tư vấn trong nước.

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo các huyện, thành phố, thị xã rà soát toàn bộ các quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch ba loại rừng, đồng thời hoàn thành quy hoạch quản lý sử dụng đất trong tháng 3/2021. Các ngành, địa phương trong tỉnh cũng triển khai ngay việc rà soát và xây dựng dữ liệu hiện trạng để cung cấp cho đơn vị tư vấn, đảm bảo nhanh, chính xác, khoa học.

Sơ đồ hiện trạng phân vùng chức năng tỉnh Thái Nguyên

Theo kế hoạch được duyệt, tiến độ lập Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được thực hiện trong 10 tháng (không bao gồm thời gian thẩm định phê duyệt) với 5 giai đoạn cụ thể: Thu thập dữ liệu, khảo sát hiện trạng; phân tích, đánh giá, dự báo, xây dựng khung quy hoạch tỉnh, tổ chức hội thảo; hoàn thiện khung quy hoạch tỉnh và lập hồ sơ lấy ý kiến quy hoạch; hoàn thiện hồ sơ và trình thẩm định; hoàn thiện hồ sơ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và công bố quy hoạch.

Với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các sở, ngành, địa phương tập trung nghiên cứu đề xuất 21 nhiệm vụ và 27 phương án định hướng phát triển các ngành, khu vực, vùng, mạng lưới cơ sở hạ tầng trên địa bàn. Công tác lập quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được các cấp ủy đảng, chính quyền trong tỉnh quán triệt và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tỉnh. Do vậy, các sở, ngành địa phương đã tích cực vào cuộc phối hợp triển khai thực hiện.

Theo đánh giá của Sở Kế hoạch và Đầu tư: Do khối lượng tài liệu thu thập đánh giá hiện trạng từ các sở, ngành và địa phương là rất lớn; tài liệu sưu tầm có chuỗi thời gian dài khoảng 10 năm, từ năm 2010, trong khi yêu cầu tiến độ về thời gian hoàn thành là rất gấp dẫn đến một số khó khăn nhất định. Việc chưa có quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng nên khâu định hướng trong quy hoạch tỉnh cũng gặp những khó khăn, thách thức.

Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo tỉnh, sự quan tâm, đồng thuận, phối hợp tốt của tất cả các cấp, các ngành trong tỉnh, về cơ bản công tác triển khai lập quy hoạch tỉnh được tiến hành thuận lợi, các bước triển khai được tiến hành đúng theo kế hoạch đã đề ra..

Hiện trạng tài nguyên du lịch tỉnh Thái Nguyên

Đến thời điểm hiện tại, cơ quan tư vấn lập quy hoạch tỉnh và Sở Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp làm việc với các sở, ngành, địa phương tiến hành khảo sát và lập xong dự thảo Báo cáo số 1: Phân tích, đánh giá, dự báo các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù và thực trạng phát triển của tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời đang thực hiện việc xin ý kiến các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh để tham gia ý kiến hoàn thiện dự thảo Báo cáo số 1.

Trong nội dung dự thảo Báo cáo, cơ quan tư vấn lập quy hoạch đã phân tích đánh giá các yếu tố, điều kiện tự nhiên, xã hội, tài nguyên và môi trường; đánh giá các tác động tiềm năng, lợi thế và thách thức của tỉnh; đánh giá các nguy cơ và tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh. Báo cáo cũng đánh giá thực trạng phát triển của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2020 trong tất cả các lĩnh vực: Phát triển kinh tế - xã hội; hiện trạng sử dụng đất và đánh giá tổng hợp tiềm năng đất theo mục đích sử dụng; thực trạng hệ thống đô thị, nông thôn và các khu chức năng; hiện trạng phát triển kết cấu hạ tầng xã hội; hạ tầng kỹ thuật, hiện trạng môi trường; đánh giá tổng hợp và xác định các tồn tại, hạn chế, những vấn đề cần giải quyết trong quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2020 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Một trong những đánh giá của cơ quan tư vấn lập quy hoạch đáng lưu ý là: Các định hướng phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch của Quốc gia, của Vùng miền núi và trung du phía Bắc và Vùng Thủ đô Hà Nội luôn khẳng định vị thế, vai trò của Thái Nguyên là trung tâm, là cực tăng trưởng quan trọng. Giai đoạn 2011 - 2019 tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chuyển biến tích cực trong mục tiêu phát triển kinh tế. Việc tăng một cách mạnh mẽ tỷ trọng của các ngành công nghiệp - xây dựng và giảm tỷ trọng trong ngành nông nghiệp đang là một xu hướng tất yếu hướng tới phát triển kinh tế toàn diện của tỉnh trong thời gian tới. Đồng thời, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực kinh tế Nhà nước sang khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã trở thành hướng đi ưu tiên cho phát triển kinh tế, góp phần giảm gánh nặng cho đầu tư công trên địa bàn tỉnh. Trong những năm qua, các chính sách xã hội tại Thái Nguyên được triển khai thực hiện có hiệu quả. Qua đó đã tạo sự đồng thuận, đồng tình hưởng ứng của Nhân dân với các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đánh giá tổng hợp hiện trạng tỉnh Thái Nguyên

Dự thảo Báo cáo cũng đánh giá những điểm mạnh của Thái Nguyên có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển của tỉnh trong giai đoạn tới, đó là: Điều kiện tự nhiên là cơ sở thuận lợi để Thái Nguyên phát triển kinh tế nông lâm nghiệp, công nghiệp, tạo ra các sản phẩm đặc thù, có sức cạnh tranh trên thị trường. Kết cấu hạ tầng tương đối phát triển để kết nối liên vùng là điểm mạnh trong thu hút đầu tư. Đặc biệt, Thái Nguyên là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn của cả nước với 10 trường trung cấp, 14 trường cao đẳng và 9 trường đại học. Thái Nguyên có lực lượng lao động dồi dào; cùng với việc quan tâm, chú trọng đến công tác đào tạo nên chất lượng nhân lực ngày càng được nâng cao, là thế mạnh để thu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực sử dụng nhiều lao động. Yếu tố văn hoá, truyền thống phong phú, đa dạng là yếu tố thuận lợi để tỉnh phát triển các lĩnh vực dịch vụ, du lịch và xây dựng các sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa của địa phương. Quy mô, xuất phát điểm nền kinh tế là một trong những thế mạnh của tỉnh so với nhiều tỉnh khác trong vùng và cả nước. Sự quyết tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Đảng bộ, chính quyền các cấp, cùng sự nỗ lực của hệ thống chính trị và Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh.

Bên cạnh đó, dự thảo Báo cáo cũng chỉ ra những điểm yếu của Thái Nguyên để có hướng khắc phục là: Chưa phát huy tốt vai trò là trung tâm của Vùng miền núi và trung phía Bắc và nâng cao năng lực cạnh tranh. Chất lượng nguồn nhân lực thấp, chưa tương xứng với quy mô, thiếu lao động trình độ cao. Kết cấu hạ tầng phát triển nhưng chưa đồng bộ, hạ tầng một số nơi, một số lĩnh vực chưa được đầu tư đầy đủ nên chưa phát huy được hiệu quả thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Cơ cấu nền kinh tế, mô hình tăng trưởng của tỉnh còn lạc hậu, chậm đổi mới, chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo xu hướng hiện đại, chưa phát huy được hết tiềm năng và thế mạnh của tỉnh.

Báo cáo số 1 sẽ được tiếp tục bổ sung và hoàn chỉnh trong các bước nghiên cứu tiếp theo phù hợp với quy trình pháp lý và quy trình kỹ thuật lập quy hoạch tỉnh. Kết quả sơ bộ bước đầu của Báo cáo số 1 sẽ là cơ sở cho việc xây dựng Báo cáo số 2 “Quan điểm, mục tiêu và lựa chọn phương án quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050”.

Sở Kế hoạch và Đầu tư và đơn vị tư vấn sẽ tiếp tục phối hợp với các ngành, các cấp của tỉnh thực hiện các bước theo kế hoạch đã đề ra, đảm bảo hoàn thiện Quy hoạch tỉnh trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định trong tháng 12 năm 2021.

Vai trò của Thái Nguyên trong Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội

Lập Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là nhiệm vụ được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Nguyên hết sức quan tâm và tập trung chỉ đạo thực hiện. Đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo lập Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã nhấn mạnh tại cuộc họp để triển khai các nội dung của nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới là: Việc lập quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là nhiệm vụ quan trọng. Quy hoạch tốt sẽ tạo tiền đề cho tỉnh phát triển và cũng góp phần phát triển Vùng Thủ đô và phát triển đất nước. Đồng chí yêu cầu các cấp, các ngành và đơn vị tư vấn cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, nghiêm túc nghiên cứu, tham mưu và chịu trách nhiệm toàn diện trong phạm vi chức trách, nhiệm vụ được giao; tập trung triển khai, phối hợp chặt chẽ để thực hiện từng nội dung công việc theo tiến độ 5 giai đoạn đã xây dựng, đảm bảo mục tiêu đến tháng 12/2021 cơ bản hoàn thiện hồ sơ quy hoạch.

Khi được phê duyệt, Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên sẽ là cơ sở quan trọng để các cấp chính quyền tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý toàn diện, thống nhất trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hội nhập, đối ngoại trên địa bàn tỉnh; là căn cứ để hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch đầu tư và kiến tạo động lực phát triển sản xuất, kinh doanh, an ninh xã hội, an ninh, an toàn, văn minh; phấn đấu đến năm 2030 Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, là trung tâm kinh tế - xã hội, cực tăng trưởng có tác động lan tỏa đối với toàn Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, tạo dựng nền kinh tế xanh với các sản phẩm chủ lực có sức cạnh tranh cao.

 

MBEC-thainguyen.gov.vn

 

 

Bạn đang xem: Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050: Nhiệm vụ quan trọng tạo động lực cho phát triển của tỉnh.
Bài trước Bài sau
Bình luận (1 bình luận)
binh-luan

TAIGBRARK

19/04/2022

Zwiyhf https://bestadalafil.com/ - is generic cialis available Pwtnna placement of a pulmonary artery catheter Cialis generic cialis free viagra https://bestadalafil.com/ - buy cialis generic Zithromax Sales

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: